Theo báo cáo về tình hình quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố của UBND TP.HCM có khoảng 100.000 học sinh tiểu học (chiếm 20%) học thêm văn hóa ngoài giờ chính khóa.
Ngoài ra, có khoảng 190.000 học sinh trung học (THCS-THPT) đang tham gia học thêm tại cơ sở dạy thêm trong nhà trường và 30.000 học sinh tham gia học tập tại các cơ sở dạy thêm ngoài nhà trường, chủ yếu các em học các môn Toán, Lý, Hóa (chiếm 35%).
Có gần 500.000 học sinh đang tham gia học ngoại ngữ, chủ yếu là tiếng Anh (chiếm tỷ lệ 50%), khoảng 10.000 học sinh học ngoại ngữ khác tại các Trung tâm Ngoại ngữ sau giờ học chính khóa.
Theo đó, UBND thành phố cho biết, dạy thêm, học thêm một phần xuất phát từ nhu cầu không thể phủ nhận của phụ huynh và học sinh. Qua thực tế, không khí học tập ở nhiều lớp học thêm là nghiêm túc, một số em học sinh yếu kém cũng vươn lên khá giỏi nhờ các thầy cô dạy phụ đạo, một số trường hợp phụ huynh cho con đi học thêm để tránh bị tác động, ảnh hưởng của những tiêu cực ngoài xã hội.
Đối với một số giáo viên, dạy thêm là công việc để tăng thu nhập một cách chính đáng trong điều kiện lương chưa đủ trang trải cuộc sống, tạo động lực để giáo viên trau đồi chuyên môn. Dạy thêm cũng giúp thầy cô đi sâu hơn vào các dạng bài tập phong phú, nâng cao mà các giờ chính khóa không đủ điều kiện để triển khai.
Tuy nhiên có nhiều trường hợp dạy thêm, học thêm không xuất phát từ nhu cầu chính đáng của phụ huynh, học sinh. “Người dạy” bị “thương mại hóa”, đặt lợi ích kinh tế của cá nhân, tâm lí học thêm “phong trào” của phụ huynh và học sinh để lôi kéo, chèn ép, buộc các em học sinh phải đi học thêm.
Ngoài ra, có tình trạng phân biệt đối xử trong giờ học giữa học sinh học thêm với mình với học sinh không học thêm hoặc học thêm với thầy cô khác, gây nhiều bức xúc trong xã hội. Phụ huynh không xuất phát từ nhu cầu của con em mà đua chen theo xu hướng của xã hội, ép con mình đi học thêm quá nhiều, quá tải, dẫn đến hiệu quả không đạt mà còn gây áp lực, căng thẳng cho các em. Cũng có trường hợp giáo viên khi lên lớp giảng dạy trong giờ chính khóa thì giảng không sâu, không truyền đạt hết kiến thức của bài học, dẫn đến việc học sinh phải tham gia vào các lớp học thêm mới có thể nắm hết được kiến thức của bài học.
Về việc cấp phép dạy thêm, đến cuối năm học 2015 - 2016, Sở GD-ĐT đã cấp phép cho 82 đơn vị trường THPT, TTGDTX được dạy thêm trong nhà trường với khoảng 80.000 học sinh theo học, chủ yếu các môn Toán, Lý, Hóa. Có 34 cá nhân và tổ chức được cấp phép dạy thêm ngoài nhà trường với khoảng 20.000 học sinh.
Riêng UBND các quận, huyện đã cấp phép cho 106 đơn vị dạy thêm trong nhà trường (cấp THCS) với khoảng 110.000.000 học sinh theo học, 47 cá nhân và tổ chức được cấp phép dạy thêm ngoài nhà trường, với khoảng 10.000 học sinh (chủ yếu là các nhóm nhỏ). Không cấp phép dạy thêm cấp tiểu học.
Về việc kỷ luật, năm học 2015 - 2016, đã tổ chức kiểm tra chính thức 14 trường trung học phổ thông, tổ chức thanh tra 5 điểm dạy thêm ngoài nhà trường, 3 điểm dạy thêm trong nhà trường.
Thành phố ngăn chặn dạy thêm bằng cách thực hiện dạy 2 buổi/ngày. Hiện có 485 trường tiểu học tổ chức dạy 2 buổi/ngày, 270 trường THCS và 87 trường THPT (công lập) tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
UBND thành phố cũng cho biết, để hạn chế dạy thêm đã triển khai một số chế độ, chính sách đặc biệt dành cho cán bộ - giáo viên như ban hành chính sách đãi ngộ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở các phường, xã vùng sâu thêm 700.000đồng/người từ năm 2011; giải quyết tiền vượt giờ cho giáo viên mầm non 200 tiết/năm kể từ 01/9/2008; thực hiện trợ cấp 200.000 đồng/tháng đối với công chức, viên chức có hệ số lương từ 3,0 trở xuống.
Tuệ Minh
" alt=""/>Hơn 20% học sinh tiểu học TP.HCM học thêmTrong bối cảnh đẩy mạnh chuyển đổi sốquốc gia, thúc đẩy xây dựng Chính phủ số, phát triển kinh tế số và xã hội số, việc sử dụng chữ ký số trong các giao dịch điện tử đã được xác định là một giải pháp quan trọng. Trong đó, ưu điểm hàng đầu mà chữ ký số mang lại là sự nhanh gọn trong thực hiện các thủ tục hành chính và giao dịch điện tử, không cần trực tiếp ký tay.
Cấp chữ ký số miễn phí cho người dân
Mới đây (29/7), Thừa Thiên Huế bắt đầu cung cấp chữ ký số miễn phí cho người dân trên địa bàn. Trong chiến dịch này, với sự cam kết của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, người dân sẽ được cấp chữ ký số với các chính sách hỗ trợ, như miễn phí trong vòng 1 năm bao gồm phí khởi tạo chữ ký số và ký số dịch vụ công trực tuyến. Các dịch vụ khác sử dụng bao nhiêu trả bấy nhiêu theo khung giá của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chữ ký số. Tùy vào chính sách của mỗi đơn vị cung cấp dịch vụ, người dùng có thể lựa chọn thay đổi đơn vị khác hoặc tạm dừng cho đến khi có nhu cầu trở lại mà không bị bất cứ ràng buộc nào khi kết thúc chương trình hỗ trợ sau 1 năm.
Việc triển khai sử dụng chữ ký số đã và đang mang lại nhiều lợi ích cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân như tăng cường bảo mật, giảm chi phí hoạt động, cải thiện năng suất, nâng cao trải nghiệm người dùng.
Vừa đăng ký khởi tạo chữ ký số cá nhân, chị Nguyễn Thanh Nga (TP. Huế) - chủ doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chia sẻ: Thay vì phải in ra giấy và ký tay các hợp đồng, thủ tục hành chính rồi gửi cho đối tác, đi nộp cho cơ quan chức năng, lưu trữ thêm một bản…giờ đây, mình có thể ngồi nhà làm nhanh gọn qua mạng. “Qua tìm hiểu, những người dùng đã đăng ký sử dụng dịch vụ chữ ký số đều thấy rõ sự vượt trội cả về thời gian lẫn tiện lợi so với cách ký tay truyền thống”, chị Nga nói.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, chữ ký số đang được triển khai rộng rãi nhưng vẫn tập trung chủ yếu ở các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp. Tỷ lệ người dân có chứng thư số cá nhân, sử dụng chữ ký số trong cả nước nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng vẫn còn rất khiêm tốn, dẫn đến các giao dịch liên quan đến cá nhân còn thực hiện theo phương thức truyền thống trên giấy, gây lãng phí, không đảm bảo tính xác thực.
“Việc cấp chữ ký số công cộng miễn phí cho người dân là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng, giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận các dịch vụ công, thủ tục hành chính… được nhanh hơn, thuận tiện hơn, đồng thời đảm bảo tính pháp lý trong giao dịch, từ đó sớm hoàn thiện các điều kiện hình thành công dân số trên địa bàn tỉnh”, ông Bình cho hay.
Rào cản từ người dùng
Theo Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Xuân Sơn, sau khi kích hoạt chiến dịch cấp chữ ký số cho người dân thông qua 3 hình thức: Doanh nghiệp hỗ trợ cấp trực tiếp tại hộ gia đình, đăng ký trực tuyến qua ứng dụng của các doanh nghiệp cung cấp chữ ký số và đăng ký nhu cầu qua Hue-S, chỉ trong một tuần triển khai, chương trình đã cấp và tiếp nhận đăng ký gần 2.000 chữ ký số cho người dân. “Đây là những kết quả rất đáng khích lệ thể hiện sự đồng hành của các doanh nghiệp, sự quan tâm của người dân trong quá trình thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế”, ông Sơn nói.
Tuy vậy, việc triển khai chiến dịch cũng đã phát sinh một số bất cập, như nguồn lực các doanh nghiệp chưa sẵn sàng, nhất là các doanh nghiệp không có chi nhánh tại Thừa Thiên Huế. Nhận thức của người dân chưa đủ “chín” để đẩy nhanh, mạnh chiến dịch. Ngoài ra, các nền tảng hỗ trợ cho việc sử dụng chữ ký số chưa nhiều nên chưa thu hút được nhiều người dân tham gia.
Để đạt mục tiêu chiến dịch đề ra, trong thời gian tới, theo người đứng đầu Sở TT&TT, đơn vị sẽ triển khai các giải pháp đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã trong việc ứng dụng chữ ký số vào dịch vụ công trực tuyến trên Hue-S, sớm đưa giá trị chữ ký số vào cuộc sống; đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức đồng thời huy động nguồn lực truyền thông của các doanh nghiệp nhằm tạo ra sự da dạng thông tin giúp người dân tiếp cận. Phối hợp với các doanh nghiệp tích hợp các dịch vụ, tiện ích chữ ký số lên Hue-S. Ngoài ra, “Chúng tôi cũng yêu cầu các doanh nghiệp huy động thêm nguồn lực như cam kết nhằm kích hoạt kịp thời với các nhu cầu đăng ký trực tuyến cũng như tăng cường về tận hộ gia đình cấp chữ ký số cho người dân”, ông Sơn nói.
Tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai chương trình phổ cập chữ ký số cho toàn dân trong vòng 12 tháng, với 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: Trong 3 tháng đầu tiên, các doanh nghiệp cung cấp chữ ký số cam kết triển khai sẽ đến từng hộ gia đình để hỗ trợ cấp phát chữ ký số cho toàn dân. Giai đoạn 2: 9 tháng kể từ thời gian kết thúc giai đoạn 1, người dân chưa được cấp phát sẽ chủ động qua các kênh được công bố để đăng ký cấp phát và việc đến tận hộ gia đình hỗ trợ tùy thuộc vào chương trình của các doanh nghiệp.
Theo Liên Minh (Báo Thừa Thiên Huế)
" alt=""/>Thúc đẩy phổ cập chữ ký sốJohnny Trí Nguyễn
Johnny Trí Nguyễn đảm nhiệm vai thần chết Du dí dỏm, có chút ngờ nghệch nhưng rất sâu sắc và tình cảm. Phim đưa tên tuổi của anh đi lên và nhận nhiều lời khen từ khán giả. Johnny Trí Nguyễn tiếp tục xuất hiện trong nhiều dự án điện ảnh như Bụi đời chợ lớn, Tèo em,..Sau phim Fan cuồng(2016), nam nghệ sĩ hạn chế hoạt động nghệ thuật, lui về quản lý võ đường và hạnh phúc bên bạn gái Nhung Kate. Anh hướng đến lối sống thiền định, tìm sự tỉnh thức trong cuộc sống.
![]() |
Tạo hình của Johnny Trí Nguyễn trong phim Da 5 bloods (2020) - dự án hiếm hoi anh tham gia những năm gần đây. |
Khán giả từng lo lắng khi ngoại hình của Johnny Trí Nguyễn ngày càng trở nên tiều tụy và già nua. Tuy vậy thời gian gần đây, Johnny Trí Nguyễn trở lại với diện mạo mới. Anh đăng tải clip ghi lại sự thay đổi trước và sau khi cạo râu. Nhiều khán giả xuýt xoa vì sự phong độ của nam tài tử vẫn nguyên vẹn dù ở độ tuổi U50 và mong chờ những dự án phim sắp tới của anh.
![]() ![]() |
Diện mạo mới của Johnny Trí Nguyễn khiến khán giả ‘chao đảo’ sau khi cạo râu. |
Thanh Hằng
Trong phim, Thanh Hằng thủ vai An - một cô gái trẻ, đẹp gặp sóng gió tình cảm. Cô lột tả vai diễn gai góc và gan lì nhưng ẩn sâu bên trong là một tâm hồn nhân hậu và sống hết mình với tình yêu. Vai diễn đem về cho Thanh Hằng giải Mai Vàng ở hạng mục 'Nữ diễn viên điện ảnh được yêu thích nhất'.
![]() |
An (Thanh Hằng) trong Nụ hôn thần chết. |
Tiếp nối thành công của Nụ hôn thần chết,Thanh Hằng khai thác triệt để khả năng của mình trong giới điện ảnh và tích lũy nhiều kinh nghiệm diễn xuất với Những nụ hôn rực rỡ, Mỹ nhân kế, Mẹ chồng, Chị chị em em.Nữ siêu mẫu còn giữ cương vị huấn luyện viên và giám khảo các chương trình thời trang nhưThe Face Vietnam, Vietnam’s Next Top Model, Siêu mẫu Việt Nam và mới đây là Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2021.
Thanh Hằng vẫn luôn là cái tên được săn đón trong giới thời trang Việt. Những màn catwalk ghi dấu ấn cá nhân của Thanh Hằng được khán giả và giới chuyên môn đánh giá cao. Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, cô nàng An thuở nào đã sở hữu trong tay khối tài sản đáng mơ ước và sự nghiệp viên mãn, tận hưởng cuộc sống độc thân tự do của mình.
![]() |
"Quý cô độc thân" Thanh Hằng thăng hoa trong sự nghiệp, có trong tay khối tài sản khổng lồ. |
NSƯT Hoài Linh
Nghệ sĩ Hoài Linh đảm nhiệm vai vua thần chết, ngăn cản con trai (Johnny Trí Nguyễn) yêu An (Thanh Hằng). Mặc dù vai diễn nằm ở tuyến nhân vật phụ nhưng Hoài Linh đã thành công khi thể hiện một vua thần chết hài hước, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả. Sau khi phim đóng máy, Hoài Linh trở thành một trong những ngôi sao phòng vé của điện ảnh Việt. Anh xuất hiện với nhiều vai diễn khác nhau. Bên cạnh đó, Hoài Linh còn làm giám khảo cho các gameshow truyền hình.
![]() |
Hoài Linh trong vai vua thần chết. |
Năm 2021 vừa qua, nam danh hài vướng nhiều ồn ào từ thiện, gần như vắng bóng trên các phương tiện truyền thông. Tháng 1/2022, Hoài Linh tái xuất showbiz trong một vở kịch sau hơn nửa năm ở ẩn. Tuy nhiên, nam diễn viênDạ cổ hoài langgiữ im lặng và không đăng tải thông tin nào trên các tài khoản mạng xã hội lúc bấy giờ.
![]() |
Hoài Linh vào vai Bảy Tình - một người phụ nữ chuyển giới lớn tuổi trong Mến gái miền Tây sắp ra rạp vào tháng 3. |
Thủy Tiên
Trong Nụ hôn thần chết,Thủy Tiên vào vai tình địch của An (Thanh Hằng). Cô cũng tham gia không ít tác phẩm truyền hình lẫn điện ảnh như Vừa đi vừa khóc, Ngôi nhà hạnh phúc, Bỗng dưng muốn khóc,… nhưng được khán giả biết đến nhiều hơn ở vai trò ca sĩ với giọng hát nhẹ nhàng và khả năng sáng tác.
Tháng 10/2020, Thủy Tiên thu hút sự chú ý của công chúng khi kêu gọi quyên góp cho đồng bào miền Trung gặp lũ lụt và đích thân đi trao tiền. Ít lâu sau, nữ ca sĩ vướng ồn ào từ thiện, bị cáo buộc gian lận và không minh bạch về khoản tiền cứu trợ. Cuối tháng 1/2022, cơ quan công an xác định Thủy Tiên không có hành vi chiếm đoạt tiền từ thiện. Thủy Tiên tái xuất tại chương trình Gala nhạc Việtsau khi được minh oan, mang đến màn trở lại rực rỡ trong không khí xuân rộn ràng.
![]() |
Ca sĩ Thuỷ Tiên |
Ngày 27/2, vợ chồng Thủy Tiên - Công Vinh lên đường sang Nepal. Giọng ca Giấc mơ tuyết trắngdự định ở lại đây một tháng để dành nhiều thời gian cho việc tu tập.
Phương Thanh
Nhắc đến dàn diễn viên phụ trong Nụ hôn thần chết, không thể bỏ qua bà thầy bói quái dị Phương Thanh. Dù chỉ góp mặt vai phụ, Phương Thanh để lại ấn tượng khó phai với khán giả khi thể hiện vai diễn bằng tất cả sự phóng khoáng và độc, lạ của mình. Cô nhận về giải Cánh diều vàng cho hạng mục 'Diễn viên phụ xuất sắc'.
Về đời sống cá nhân, Phương Thanh lần đầu công khai là mẹ đơn thân và có một cô con gái tên Bùi Hà Nghi Phương (tên gọi ở nhà là bé Gà) vào năm 2016. Đây cũng là lúc bố của Nghi Phương - ông Đặng Ngọc Cường qua đời.
Hiện tại, Phương Thanh vẫn đều đặn xuất hiện, góp giọng trong các chương trình hoặc tham gia chơi gameshow, hài lòng với lựa chọn cuộc sống và công việc. Trong 2 năm trở lại đây, không khí showbiz trở nên căng thẳng, tên tuổi của Phương Thanh cũng bị nhắc đến trong các vụ lùm xùm không liên quan. Tuy nhiên, cô phản bác một cách thẳng thắn để minh bạch cho bản thân và chấm dứt tin đồn.
![]() |
Phương Thanh. |
Hoàng Lan
Cố nghệ sĩ Hoàng Lan cũng nằm trong tuyến nhân vật phụ của Nụ hôn thần chếttrong vai bà béo trong vũ trường.
Nữ nghệ sĩ nổi bật với những vai phản diện và chanh chua trong các dự án Trong nhà ngoài phố, Sóng gió cuộc đời, Cổng mặt trời,... . Đối nghịch với hình tượng trên màn ảnh, Hoàng Lan sống giản dị, gần gũi ở ngoài đời.
Hoàng Lan mắc nhiều bệnh trong thời gian dài. Ngoài parkinson, cô bị chấn thương cột sống lâu năm khiến việc đi lại phải phụ thuộc vào xe lăn. Mắt phải của Hoàng Lan bị hỏng hoàn toàn, mắt trái mờ do di chứng của tăng nhãn áp, viêm màng bồ đào. Lưng của nữ nghệ sĩ cũng bị hoạt tử trầm trọng, phải can thiệp bằng cách phẫu thuật đắp da tay.
![]() |
Nữ diễn viên Trong nhà ngoài phố chống chọi với bệnh tật suốt nhiều năm. |
Cố nghệ sĩ Hoàng Lan ra đi ngày 4/2/2022. Sinh thời, Hoàng Lan từng nói tình yêu với nghề diễn của cô vẫn vẹn nguyên dù trải qua cuộc đời nhiều cay đắng và bĩ cực. Nhận được lời mời tham gia các dự án nhưng Hoàng Lan từ chối vì sức khỏe không tốt. Nữ nghệ sĩ nhận được nhiều tình cảm từ khán giả và đồng nghiệp đến tận giây phút cuối cùng của cuộc đời.
Kim Ngân
Sau 26 năm công chiếu, những gương mặt quen thuộc trong phim 'Ai xuôi vạn lý' có người vẫn bền bỉ gắn bó với nghề, người lại từ bỏ sự nghiệp sau khi lấy chồng.
" alt=""/>Số phận hẩm hiu, lận đận của dàn diễn viên 'Nụ hôn thần chết'